Vnedu

Sáng nay 20.11, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ ch& 123b

【123b】'Hãy dạy cho trẻ dám bước ra khỏi vùng an toàn'

Sáng nay 20.11,ãydạychotrẻdámbướcrakhỏivùngantoà123b Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam. Tại buổi lễ, GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng nhà trường, có bài phát biểu gửi tới sinh viên, giảng viên toàn trường những lời tâm sự về nghề, không chỉ của một hiệu trưởng trường sư phạm "mô phạm" của cả nước, mà còn của một nhà giáo có gần 40 năm gắn bó với nghề sư phạm.

Hiệu trưởng trường sư phạm: 'Hãy dạy cho trẻ dám bước ra khỏi vùng an toàn' - Ảnh 1.

GS Nguyễn Văn Minh: "Hãy dạy cho trẻ dám bước ra khỏi vùng an toàn"

THANH HÙNG

"Chúng ta có quyền tự hào về nghề cao quý của mình"

Mở đầu bài phát biểu, GS Minh chia sẻ kỷ niệm những ngày đầu bước chân vào ngành sư phạm ở Tây nguyên, nơi khởi nguồn tình yêu trò, yêu nghề trong mình. Đó là năm 1985, khi ông vừa mới tốt nghiệp đại học. Tây nguyên trong thầy giáo trẻ Nguyễn Văn Minh khi đó là những hình dung qua tác phẩm Đất nước đứng lêncủa nhà văn Nguyên Ngọc; qua tưởng tượng về những thảo nguyên bao la và những chú ngựa hoang khao khát tự do tung vó giữa trời xanh, gió lộng.

Nhưng lên đó, thầy giáo trẻ mới thực sự "thấm" đời sống của người dân ở đại ngàn, mới biết thế nào là mùa khô với gió gầm rú suốt đêm thâu, những cánh đồng một màu vàng úa xác xơ cây cỏ; mới hiểu thế nào là mùa mưa, mưa như một túi nước bất chợt xé toạc và đổ xuống. Tây nguyên hồi đó là "thiếu ăn, thiếu mặc", là "những năm tháng thử thách cuộc đời, gian khổ vô cùng nhưng cũng đáng nhớ vô cùng".

Ở đó, thầy Minh dạy cho học sinh dự bị người dân tộc Ê Đê, Ba Na, Jrai, Sê Đăng, Mơ Nông; cả các em dân tộc Chăm từ Ninh Thuận lên học; các em học sinh từ Thái Bình, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ngãi... theo gia đình đi kinh tế mới. Các em lạ lẫm với những điều trong sách vở, nhưng hiền lành và tình nghĩa như đất bazan, mộc mạc và chân chất như cây rừng hoang dại. Và đáng yêu đến vô cùng.

"Tôi không cắt nghĩa rành mạch được trong tôi đã lớn dần một tình yêu thương với học trò hay đó là tình yêu với nghề nghiệp. Rồi tình yêu thương đó lớn dần, lớn dần, choán lấy trong tôi. Tình yêu thương ấy đã trở thành lẽ sống đời người", GS Minh tâm sự.

Ông cũng chia sẻ thêm: "Mỗi chúng ta đến với nghề giáo một cách khác nhau, nhưng điều quý giá hơn cả là trong sâu thẳm mỗi chúng ta đều nặng tình yêu thương con người và mong muốn làm cho thế hệ tương lai khôn lớn, trưởng thành hơn để chung tay làm cho xã hội văn minh, đất nước giàu đẹp hơn. Chúng ta có quyền tự hào về nghề cao quý của mình".

Trang bị cho học trò "bộ lọc" để gạn đục, khơi trong

Chia sẻ với sinh viên, GS Minh cho rằng, những giá trị chân chính, chuẩn mực tốt đẹp, đâu đó đang bị xô lệch bởi những lai căng, lệch lạc. Trang bị "bộ lọc" để gạn đục, khơi trong cho mỗi con người giúp hấp thu những gì tốt đẹp, loại bỏ những gì cặn bã như một trọng trách của nhà trường, bổn phận thiêng liêng của thầy cô và cả những sinh viên cùng với gia đình.

Một trong những giá trị quan trọng mà trọng trách tối thượng của nhà trường, người thầy phải đảm nhận là giáo dục cho trẻ hình thành về giá trị gia đình, chuẩn mực xã hội và ứng xử trong thế giới hội nhập, khát khao làm chủ tri thức và hành động chân chính. Giáo dục để mỗi đứa trẻ yêu cha, yêu mẹ, yêu thương anh em, bà con lối xóm và rộng hơn là đồng loại; đó là gốc rễ của tình yêu quê hương, đất nước.

"Khi bồi đắp được các giá trị đó, hãy dạy cho trẻ dám bước ra khỏi vùng an toàn. Đừng sợ, khi đã có niềm tin chân chính thì hành động sẽ chân chính", GS Minh chia sẻ.

Theo GS Minh: "Cái mới có thể bắt đầu từ những gì đã biết, nhưng cái mới có thể khác với những gì ta đã biết, thậm chí có những điều chúng ta chưa biết. Hãy chấp nhận, nuôi dưỡng nó và hãy dạy cho trẻ dám nghĩ khác thường. Nếu không có một thế hệ công dân dám nghĩ, dám làm như thế thì sẽ mãi mãi đi sau. Sáng tạo phải có nền tảng, nhưng có lúc phải táo bạo".

Theo Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, nhà trường, nhà giáo cần giáo dục để trẻ biết rằng muốn ra với "đại dương" bao la gió to, sóng lớn thì phải có những "con tàu" sừng sững ra khơi. Hãy dám đi ra ngoài để mang về những điều tốt đẹp và hãy đem ra với bè bạn năm châu những gì trân quý của Việt Nam.

"Nhà giáo không phải là những người độc tôn về quyền năng tri thức, cũng không phải là người đi ban phát các giá trị mà là những người đồng hành, khơi gợi những khả năng tiềm ẩn của người học để trong họ trỗi lên khát khao và can đảm chinh phục cái mới", GS Minh nói.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap